Chúng ta nhận thức rằng: “Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người. Điều đó xuất phát từ nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định yếu tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của vật chất, mọi nền văn hóa và văn minh của mọi quốc gia. Đồng thời để thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tức là để thực hiện”. Cuộc vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong quá trình xây dựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của nhà nước để phục vụ cho sự nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Do vậy, trong cuộc vận động toàn xã hội này các cơ quan ban ngành, đoàn thể, các lực lượng, tổ chức, cá nhân vừa cùng tham gia hoạt động, vừa cùng chọn cho mình ít nhất một hình thức học tập phù hợp để học tập thường xuyên, học tập suốt đời và tích cực hưởng ứng phong trào học tập mạnh mẽ hơn, tích cực hơn, làm cho công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, xây dựng các mô hình học tập tại địa phương, đơn vị mình đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Đề xuất một số giải pháp về công tác khuyến học, xây dựng xã hội học tập thời gian đến:
1. Quán triệt và phổ biến rộng rãi chủ trương của Đảng, nhà nước ta về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (thể hiện qua các chỉ thị, quyết định của Chính phủ và kế hoạch của tỉnh, Chỉ thị số 11-CT/TW; Kết luận số 49-KL/TW; Chỉ thị số 14/CT-TTg; Quyết định số 387/QĐ-TTg; Quyết định số 677/QĐ-TTg; Kế hoạch số 4341/KH-UBND; Công văn số 5203/UBND-KGVX). Cán bộ cần năng động, sáng tạo, tổ chức các hình thức nhằm triển khai các văn bản trên đến cán bộ, hội viên để họ nắm vững, hiểu sâu sắc tầm quan trọng, ý nghĩa và hưởng ứng mạnh mẽ phong trào học tập suốt đời và xây dựng các mô hình học tập đặc biệt là mô hình “Công dân học tập” trong điều kiện chuyển đổi số tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
2. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào thi đua, học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong các tầng lớp nhân dân thông qua việc triển khai có hiệu quả và nhân rộng các mô hình “Gia đình học tập”; “Dòng họ học tập”; “Cộng đồng học tập”; “Đơn vị học tập” đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập tại từng gia đình, địa phương cơ sở trong toàn tỉnh. Chú trọng yếu tố cốt lõi, yêu cầu quan trọng trong thực hiện phong trào học tập suốt đời và xây dựng các mô hình học tập tại cơ sở, ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ, người yếu thế trong xã hội được tham gia học tập. Đồng thời gắn kết và tăng cường mối quan hệ “Gia đình - nhà trường – xã hội”. Cùng với phát huy những yếu tố văn hóa truyền thống, giá trị văn hóa hiện đại góp phần tạo nên nhân cách của mỗi con người, nhất là trong môi trường gia đình; dòng họ (nét độc đáo của gia đình Việt Nam, dòng họ Việt Nam).
3. Tăng cường xây dựng và cũng cố tổ chức Hội các cấp trong tỉnh vững mạnh, để tổ chức Hội thực sự là một tổ chức giúp người dân, giúp gia đình tổ chức các hình thức hoạt động các hình thức học tập phù hợp đem lại hiệu quả cao, chú trọng phát triển tiếp để phủ kín tổ chức Hội trong các trường học, các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, lực lượng vũ trang đều có Ban Khuyến học có như vậy tổ chức Hội lớn mạnh thì phong trào hoạt động của Hội mới rộng khắp vào các tầng lớp nhân dân. Mặt khác Hội cần tiếp tục đẩy mạnh liên kết các hoạt động xây dựng xây dựng xã hội học tập với các phong trào hiện có tại địa phương như (xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, khu đô thị văn minh… Hội cần phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử tại các địa phương cơ sở…) có như vậy tổ chức Hội mới phát huy được sức mạnh, chức năng, nhiệm vụ của mình.
4. Mặt khác Hội cần phát huy vai trò, tinh thần nhiệt huyết của cán bộ Hội luôn quan tâm chăm sóc giúp đỡ các đối tượng yếu thế trong xã hội được tiếp tục học tập; tiếp tục huy động nguồn lực quan tâm đến phong trào đỡ đầu, cấp học bổng, khen thưởng cho học sinh – sinh viên hiếu học; học sinh – sinh viên đạt giải cao qua các kỳ thi, đồng thời phát huy vai trò khuyến học, khuyến tài mạnh mẽ từ gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị cùng chung tay chăm lo học tập cho các đối tượng được học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Có như vậy vai trò, ý nghĩa công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ngày càng được hưởng ứng và khẳng định, hiệu ứng xã hội ngày càng cao; năng lực cán bộ Hội sẽ ngày càng phát triển bền vững.
5. Giải pháp phối hợp, liên kết với các Hội, đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp trên địa bàn nhằm pháp huy vai trò của tổ chức, của hội viên đoàn viên chung tay góp sức “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập” đồng bộ, mạnh mẽ hơn, đây chính là khâu then chốt mà Hội Khuyến học các cấp tăng cường và đầu tư vì “Sự nghiệp giáo dục và sự phát triển cuả tổ chức Hội Khuyến học tỉnh Khánh Hòa”./.
Trần Thị Thanh Mai
PCT.Thường trực Hội Khuyến học Khánh Hòa